Home Hướng nghiệp Vì Sao Nên Học Marketing Tại Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

Vì Sao Nên Học Marketing Tại Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

0
477

Hoạt động marketing được xem là một trong những động lực tiên phong phát triển thị trường. Ngày nay, trước những biến động mang tính toàn cầu đang định hướng lại các giao tiếp thương mại, Marketing càng khẳng định vai trò của nó trong phát triển kinh tế – xã hội. Marketing đã thực sự trở thành một nghề độc lập, đặc thù, có mặt trong hầu hết lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Nhân lực cho ngành Marketing vì thế còn khá hiếm và đang là đối tượng được chào mời ở mọi đẳng cấp của thị trường lao động.

Vậy tại sao nên đăng ký xét tuyển cao đẳng Marketing tại Trường Cao đẳng Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Những thế mạnh hiện có của Trường Cao đẳng Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

  • Là một trong những trường công lập tốp 1 về đào tạo khối ngành kinh tế
  • Đã có bề dày về đào tạo ngành quản trị kinh doanh, trong đó có marketing.
  • Có đội ngũ giảng viên trình độ cao, dày kinh nghiệm, kết hợp với các giảng viên có kinh nghiệm của các trường đại học danh tiếng, các chuyên gia hoạt động thành công trong lĩnh vực marketing

Với mục tiêu cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ cử nhân chuyên nghiệp có kiến thức giỏi, kỹ năng thành thục trong sử dụng các công cụ marketing, đặc biệt trong ứng dụng công nghệ thông tin, Trường đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên uy tín, hệ thống doanh nghiệp cho sinh viên thực hành, thực tập.

Cao đẳng marketing học gì? Với những phương tiện nào? Ra trường làm được gì? Có chỗ làm chào đón sinh viên không?

Những học phần chuyên môn chính trong chương trình đào tạo:

Ngoài những môn học mang tinh nền tảng của marketing như: Lý thuyết căn bản về marketing, Thương mại điện tử, Tâm lý và hành vi khách hàng, Quản trị học, …, sinh viên còn được trang bị khối lượng lớn kiến thức mang tính chuyên môn, chuyên môn sâu về marketing. Hơn nữa, chương trình đào tạo nhấn mạnh vào việc rèn kỹ năng sử dụng các công cụ đặc thù của marketing, đặc biệt là công nghệ thông tin với những ứng dụng hiện đại nhất cho nghề marketing.

Những môn học chuyên môn gồm: Quản trị marketing, Nghiên cứu marketing, Quản trị kênh phân phối, Quản trị bán hàng, Quản trị thương hiệu, Marketing kỹ thuật số, Truyền thông marketing tích hợp, Marketing quốc tế, Marketing thương mại và dịch vụ, Thiết kế đồ họa trong marketing … Việc thực hành kỹ năng đối với những môn học chuyên môn được chú trọng cả về thời lượng và mức trang bị cơ sở vật chất hiện đại, với sự hướng dẫn căn kẽ của đội ngũ giáo viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thực tế.

Nhóm môn học chuyên sâu: Marketing là nghề có lĩnh vực hoạt động không giới hạn, các công cụ của nó có thể được sử dụng trong mọi mặt đời sống kinh tế – chính trị – xã hội, từ quản lý hành chính nhà nước, đến sản xuất kinh doanh, ở tất cả các ngành: sản xuất, thương mại, đầu tư, y học, giáo dục, nghiên cứu, v.v. Vì vậy, sau khi được trang bị khối kiến thức và kỹ năng chuyên môn ngành, sinh viên còn được lựa chọn các môn học chuyên sâu cho một lĩnh vực cụ thể, ví dụ: Marketing ngân hàng, Marketing B2B, v.v.

Cơ sở vật chất và thời lượng sử dụng

Để đảm bảo cho sinh viên thành thục trong tác nghiệp, Trường đã trang bị đầy đủ các phòng học hiện đại, phòng máy tính, các phần mềm tương thích và thường xuyên cập nhật các phiên bản mới nhất. Hầu hết các môn học chuyên ngành đều liên quan đến việc sử dụng các phương tiện máy công cụ trợ giúp.

Sau mấy học kỳ sinh viên có thể kiếm tiền bằng nghề marketing?

Sinh viên có thể tự kiếm tiền bằng nghề từ sau học kỳ thứ 2. Các bạn có thể bắt đầu bằng những việc ở tầm thấp nhưng số lượng nhu cầu đang rất lớn, như viết content cho các nhà hàng, doanh nghiệp, hoặc xây dựng kênh bán hàng, hoặc tư vấn về nghiên cứu thực tế để lựa chọn phân khúc thị trường/mặt hàng tiêu thụ cho các nhà phân phối cuối chuỗi bán hàng, hoặc tự bán hàng online, v.v. Tiến tới các bạn sẽ tác nghiệp ở những công đoạn cao hơn như thiết kế trang web bán hàng, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, thiết kế logo sản phẩm, xâm nhập và định vị thị trường, v.v. ở các học kỳ tiếp theo.

Vị trí làm việc khi ra trường

  • Tại các doanh nghiệp và tổ chức (Client): làm chuyên viên marketing đến các chức danh cấp cao hơn như Giám đốc marketing, Giám đốc bán hàng, Giám đốc phát triển kênh phân phối, Giám đốc truyền thông, Giám đốc thương hiệu…
  • Tại các công ty chuyên cung ứng dịch vụ marketing (Agency): làm chuyên viên tại công ty tư vấn marketing; công ty nghiên cứu và phân tích thị trường; công ty chuyên về quảng cáo, truyền thông, quan hệ công chúng…
  • Tại các cơ quan nhà nước; các tổ chức phi chính phủ để phụ trách các hoạt động về marketing như: Tổ chức sự kiện; Nghiên cứu và phân tích thị trường; Quan hệ công chúng; Thiết kế và quản lý các chương trình truyền thông marketing; Chiến lược marketing; Quản trị thương hiệu.

Doanh nghiệp liên kết đào tạo và tuyển dụng:

Sinh viên được bố trí thực tập tại một số doanh nghiệp liên kết với Trường trong quá trình học tập và cuối khóa. Đây cũng là cơ hội để sinh viên tiếp cận và tìm cơ hội việc làm lâu dài.

Hiện có gần 100 nhà tuyển dụng cho các chuyên ngành kinh tế đang hợp tác trực tiếp với Trường trong việc nhận trực tiếp về doanh nghiệp hoặc giới thiệu cho các doanh nghiệp trong hệ thống tuyển dụng.

Ai nên học marketing

Để học và làm được công việc này, người học cần có những tư chất gì, tôi mới rời ghế nhà trường, chưa va chạm gì với thực tế thị trường khốc liệt thì có học được không, có làm được không? Câu trả lời là: tất cả những ai đã học xong trung học đều học được, chỉ cần bạn muốn học. Thị trường khốc liệt thật đấy, nhưng thị trường là môi trường tất yếu bạn phải tham gia gần suốt cuộc đời cho dù bạn chả học marketing. Bạn làm bác sĩ, kỹ sư cơ khí, hay bạn là ai thì bạn cũng không thể không tham gia vào thị trường. Nhưng nếu bạn học marketing thì bạn sẽ là người dẫn dắt thị trường thay vì bạn bị nó dẫn dắt!

Với chương trình đào tạo, phương thức đào tạo của nhà trường sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ thấy tự tin trước những diễn biến thị trường, vì bạn nắm được các quy luật vận động của nó, “nhìn” thấy điểm mạnh, điểm yếu và cả các thủ đoạn của đối thủ cạnh tranh, nắm được diễn biến tâm lý khách hàng, hành vi khách hàng; và quan trọng nhất là bạn có thể chủ động tham gia “cuộc chơi” với sự trợ giúp của những hiểu biết và kỹ năng của bạn, với những công cụ hiện đại mà bạn đã được trang bị.

Xem thêm bài viết liên quan

Đọc thêm bài viết

Hồ Sơ Đăng Ký Xét Tuyển Cao Đẳng Nấu Ăn Năm 2023

Trong thời điểm này đã có nhiều thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh Cao đẳng Nấu Ăn và …