Home Hướng nghiệp Tốt Nghiệp Cao Đẳng Thương Mại Điện Tử Có Dễ Xin Việc Không?

Tốt Nghiệp Cao Đẳng Thương Mại Điện Tử Có Dễ Xin Việc Không?

0
288

Thương mại điện tử (TMĐT) đã không còn xa lạ với chúng ta hiện nay và hình thức kinh doanh TMĐT ngày càng mạnh mẽ và đang dần dần thay thế mua sắm truyền thống. Chính vì xu hướng TMĐT trong thời đại số 4.0 nên đây được xem là ngành học của tương lại và được nhiều phụ huynh và học sinh lựa chọn. Tuy vậy, còn khá nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp vẫn còn chưa hiểu rõ về ngành thương mại điện tử cũng như không biết mình có phù hợp với ngành nghề này không hay “Tốt nghiệp Cao đẳng thương mại điện tử có dễ xin việc không?”

Cùng tìm hiểu ngành thương mại điện tử là gì?

Khác với kinh doanh truyền thống, ngành thương mại điện tử là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Có thể hiểu tổng quát thương mại điện tử chính là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử. Trong thời đại 4.0 hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thương mại điện tử là xu hướng của thời đại. Thương mại điện tử là một trong những ngành có giá trị nhất để phát triển song hành cùng Internet và sẽ có những bước phát triển nhảy vọt tại mọi quốc gia mà nó có mặt.

Tại Việt Nam, thương mại điện tử tuy là một lĩnh vực khá mới mẻ nhưng thị trường thương mại điện tử có tốc độ phát triển nhanh và dần dần chiếm lĩnh thị phần của nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đây cũng chính là cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn trẻ yêu thích và đang có ý định lựa chọn ngành thương mại điện tử.

Những ai phù hợp với ngành thương mại điện tử?

Trong việc định hướng nghề nghiệp, bên cạnh sự yêu thích làm quyết tâm theo đuổi ngành nghề mình chọn lựa, bạn cũng cần tìm hiểu và xác định xem liệu mình có phù hợp, có khả năng thích hợp với nghề nghiệp yêu thích của mình hay không? Đối với ngành thương mại điện tử, một số tiêu chí dưới đây cơ bản có thể giúp bạn đánh giá xem mình có phù hợp với ngành TMĐT hay không.

  • Sự đam mê muốn khẳng định bản thân: Trong bất kỳ công việc nào, bạn cũng luôn mong muốn phấn đấu, vươn lên để khẳng định bản thân, để phát triển xa hơn nữa. Đây là tố chất thật sự phù hợp với người làm kinh doanh.
  • Khả năng nhạy bén, nắm bắt tâm lý: Nhạy bén và biết cách nắm bắt tâm lý, cảm xúc, nhu cầu, mong muốn của người khác là khả năng quan trọng của người làm kinh doanh. Thị trường thương mại điện tử là thị trường kinh doanh trực tuyến nên khả năng này thật sự cần thiết để bạn phát triển nghề nghiệp của mình.
  • Yêu thích công nghệ và tận dụng tốt vai trò của CNTT – Internet: Trong thời đại mà Internet phát triển mạnh như hiện nay, khi cần tìm hiểu vấn đề gì, bạn cũng có thể hỏi “Bác” Google thông thái. Đặc biệt, thương mại điện tử còn gắn liền với Internet và CNTT. Vậy nên, bạn yêu thích, hiểu và biết cách tận dụng nguồn tài nguyên trên Internet, bạn phù hợp theo đuổi ngành thương mại điện tử.
  • Có tham vọng vươn, có mong muốn được khởi nghiệp kinh doanh: Thương mại điện tử thật sự là một cơ hội tốt để bạn có thể bắt đầu ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh riêng cho mình. Vậy còn ngần ngại gì mà bạn không theo đuổi ngành này và tích luỹ kiến thức để vận dụng hiệu quả trong tương lai.
  • Có tính kiên trì, không ngại khó khăn: Làm nghề gì cũng vậy, bạn cũng cần có tính kiên trì và biết vượt qua khó khăn. Đối với ngành thương mại điện tử còn mới mẻ và tính cạnh tranh cao thì điều này thật sự rất cần thiết. Hãy chắc rằng bạn luôn biết kiên nhẫn và không ngại khó khăn nếu muốn bắt đầu với ngành thương mại điện tử.

Đánh giá nhu cầu nhân lực và cơ hội nghề nghiệp

1. Nhu cầu nhân lực

Hiện nay, xu hướng kinh doanh thương mại điện tử bắt đầu phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong những năm gần đây tại Việt Nam. Ngành thương mại điện tử được đánh giá là một trong những ngành có thế mạnh và tiềm năng phát triển trong nền kinh tế của nước ta. Với tốc độ phát triển nhanh, nhu cầu nguồn nhân lực có kiến thức của ngành này ngày càng cao. Có thể thấy, kinh doanh online trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện đang rất cần nguồn lao động có trình độ CNTT và kiến thức về thương mại điện tử. Trong tương lai, nhu cầu này sẽ còn tăng lên khi Việt Nam là một trong những quốc gia có sự ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh lớn và việc tiến hành kinh doanh thương mại qua mạng sẽ ngày càng phổ biến hơn. Theo sự khảo sát, nhóm doanh nghiệp lớn có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông, tài chính và bất động sản có tỷ lệ lao động chuyên trách về TMĐT cao nhất (chiếm 49% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát), kế đến là lĩnh vực giải trí 47%, lĩnh vực xây dựng chỉ có 23% DN có lao động chuyên trách TMĐT.

2. Lương của ngành thương mại điện tử

So với các ngành nghề khác, mức lương ngành thương mại điện tử tương đối cao trong mặt bằng chung về lương hiện nay. Tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng. Đối với sinh viên mới ra trường, bạn có thể bắt đầu công việc trong ngành này với mức lương khoảng từ 6 – 8 triệu đồng/tháng.

Tốt Nghiệp Cao Đẳng Thương Mại Điện Tử làm những công việc gì?

Sự phát triển nhanh và mạnh của thương mại điện tử sẽ tạo ra các cơ hội việc làm hấp dẫn cho những người có chuyên môn ngành này. Những năm tới đây hứa hẹn sẽ là thời điểm rất thích hợp để lực lượng lao động trẻ ở Việt Nam tìm kiếm một công việc trong lĩnh vực thương mại điện tử. Cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử Khi theo đuổi ngành thương mại điện tử, có nhiều vị trí công việc trong lĩnh vực này tại các doanh nghiệp mà bạn có thế apply hồ sơ như là:

  • Chuyên viên kinh doanh trực tuyến, ứng dụng thương mại điện tử vào công việc kinh doanh trực tuyến
  • Chuyên viên thương mại điện tử, chuyên viên marketing online tại các doanh nghiệp, website chuyên về thương mại điện tử
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin
  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử
  • Khởi nghiệp kinh doanh hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử
Xem thêm bài viết liên quan

Đọc thêm bài viết

Hồ Sơ Đăng Ký Xét Tuyển Cao Đẳng Nấu Ăn Năm 2023

Trong thời điểm này đã có nhiều thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh Cao đẳng Nấu Ăn và …