Nghề thú y là những công việc nhắm phát hiện điều trị, và phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và chim thú hoang . Đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Do vậy nghề thú y có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ vật nuôi gắn liền với phát triển chăn nuôi . Số lượng vật nuôi càng tăng thì nghề thú y cũng phát triển.
Cùng với sự phát triển của loài người, các kỹ thuật chăn nuôi và bảo vệ vật nuôi cũng ngày càng đổi mới, giúp những người làm nghề thú y hoạt động có hiệu quả hơn trong chuẩn đoán, và phòng trị các bệnh vật nuôi, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Tuy vậy muốn hành nghề thú y bạn phải có bằng trung cấp trở lên. Hãy cùng Cao Đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiểu nhé.
Theo Nghị định 35/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thú y, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7, quy định tổ chức, cá nhân hành nghề thú y phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 108 Luật Thú y và phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn:
-Theo đó, người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp.
-Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản.
-Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thuỷ sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thuỷ sản.
-Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y được quy định như sau: Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc dùng trong thú y cho động vật trên cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học, sinh học; cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu…
-Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y được quy định như sau: Đối với cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là dược phẩm dùng trong thú y cho động vật trên cạn, người phụ trách kỹ thuật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng trong thú y cho động vật thủy sản thì phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa dược; cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc xin, chế phẩm sinh học…
Địa chỉ đăng ký học tại:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837