Hệ đào tạo đại học và cao đẳng có gì khác nhau? Có giống những gì bạn vẫn nghĩ từ trước đến nay. Về cơ hội việc làm học cao đẳng và đại học liệu có khác nhau.
Từ xưa người Việt luôn coi trọng vấn đề bằng cấp. Lựa chọn học cao đẳng (CĐ) chỉ là lựa chọn thứ hai nếu trượt đại học (ĐH). Chỉ khi nào không học được ĐH hay CĐ mới chọn học trung cấp (TC). Vì tư tưởng trọng bằng cấp mà không mấy ai coi trọng hệ đào tạo khác ngoài đại học. Thực tế xét về cơ hội việc làm Cao đẳng hay đại học đều có cơ hội việc làm như nhau. Cùng trường Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiểu đôi điều về sự khác nhau giữa học CĐ và ĐH
Học đại học và cao đẳng có gì khác nhau
Xưa nay ở Việt Nam đại học được chia ra thành hai loại khác nhau là: đại học công lập và đại học dân lập. Sự khác nhau giữa hai trường công lập và dân là là về chi phí hoạt động chính. Các trường đại học công lập là trường được nhà nước đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí. Còn trường dân lập (tư thục) là trường hoạt đồng chủ yếu bằng học phí của sinh viên, khách hàng và các đơn vị tài trợ. Do đó học phí ở các trường công lập thường thấp hơn.
Về chất lượng đào tạo hai trường công và trường tư có thể là như nhau. Nhưng về cơ sở vật chất học phí của sinh viên sẽ quyết định cơ sở vật chất của các trường dân lập. Để thu hút học sinh nên các trường dân lập sẽ có xu hướng cải thiện nâng cấp cơ sở vật chất. Từ đó mà học phí của sinh viên các trường tư thường gấp 2 so với trường công. Vì học phí khác biệt nên phụ huynh thường hướng con cái theo học trường công lập. Hơn nữa các đơn vị tuyển dụng đa phần ưu tiên cho sinh viên trường công hơn.
Tương tự thì Cao đẳng cũng được phân chia ra hai loại như đại học. Sự khác nhau cơ bản dễ nhận thấy nhất của hai hệ ĐH và CĐ là thời gian học. Tùy thuộc vào ngành học mà thời gian học khác nhau. Tuy nhiên học CĐ luôn được học với thời gian ít hơn. Học CĐ cũng đem lại nhiều lợi thế khác biệt so với sinh viên ĐH.
Cao đẳng đem lại sự khác biệt gì?
Muốn trở thành sinh viên đại học, học sinh phải trải qua kỳ thi quốc gia. Không phải học sinh nào cũng có đủ khả năng vượt qua kỳ thi này. Hoặc vì không đủ kinh phí duy trì học đại học. Nhưng nếu không đậu ĐH, bạn cũng có thể vào học tại các trường CĐ. Với các ngành đòi hỏi về kỹ thuật như điện – điện tử công nghiệp, kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính,… hệ CĐ là phù hợp hơn. Đối với nghề nấu ăn (kỹ thuật chế biến món ăn), bảo vệ thực vật, thú y, công tác xã hội,…cũng không nhất định phải học ĐH. CĐ là lựa chọn phù hợp với ngay cả các ngành như quản trị khách sạn, văn thư hành chính,… Tóm lại, hệ đào tạo CĐ đem lại những ưu điểm sau:
- Đa số học sinh đều có thể học
- Phù hợp cho mọi đối tượng sinh viên vì học phí thấp hơn
- Thời gian đào tạo ngắn: từ 2 năm hay 3 năm nhanh chóng có việc làm
- Vẫn có cơ hội học đại học bằng cách học liên thông
- Được tập trung học các kiến thức chuyên ngành hơn
Nếu bạn là học sinh giỏi, đủ kinh tế thì có thể đăng ký học ĐH phù hợp. tuy nhiên nếu thiếu những yếu tố đó hãy cân nhắc lựa chọn học CĐ. Không nhất định phải là học đại học bạn vẫn có cơ hội việc làm và vẫn có thể theo học ngành nghề mình muốn.