Cùng với sự phát triển của loài người, các kỹ thuật chăn nuôi và bảo vệ vật nuôi cũng ngày càng đổi mới, giúp những người làm nghề thú y hoạt động có hiệu quả hơn trong chuẩn đoán, và phòng trị các bệnh vật nuôi, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Nghề thú y là những công việc nhắm phát hiện điều trị, và phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và chim thú hoang . Đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Do vậy nghề thú y có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ vật nuôi gắn liền với phát triển chăn nuôi . Số lượng vật nuôi càng tăng thì nghề thú y cũng phát triển.
Vai trò của Ngành Thú y với nền kinh tế hiện nay ở nước ta
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm có thể bị lây lan giữa các quốc gia một cách nhanh chóng thông qua các con đường như buôn lậu động vật qua biên giới, hoặc qua người du lịch từ nước này sang nước khác.
Hay vấn đề biến đổi khí hậu hay những tác nhân gây ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều loại bệnh có nguồn gốc từ động vật có khả năng lây sang người ngày càng tăng cao. Ngay cả vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ngày nay cũng chính là vấn đề nóng cần được giải quyết, đặc biệt là những thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Trong tương lai không xa con người sẽ phải đối mặt với các dịch bệnh từ động vật lây sang người rất lớn, đặc biệt là những dịch bệnh do siêu vi trùng gây ra. Cho nên, lĩnh vực thú y và khoa học thú y ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội ngày nay.
Học Ngành Thú Y ra trường làm việc ở đâu?
-Làm việc cho những cơ quan ngành nông nghiệp – nông thôn.
-Làm việc tại các trung tâm kiểm dịch tại các cửa khẩu, các cảng biển, hoặc sân bay quốc tế hay các phòng thí nghiệm của các trung tâm kiểm dịch.
-Có thể mở phòng khám thú y chữa bệnh cho các động vật.
-Công tác ở các Viện chăn nuôi, viện thú y, hoặc Viện vệ sinh dịch tễ,…
-Làm việc tại các công ty chế biến thực phẩm với những công việc chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm.
-Làm việc cho những chương trình phát triển nông thôn, chương trình phát triển cộng đồng Việt Nam hoặc của các tổ chức quốc tế.
-Có thể mở công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y, phân phối thức ăn chăn nuôi, có thể sản xuất và cung ứng giống hay dịch vụ kĩ thuật chăn nuôi cho người dân, phòng bệnh cho động vật.
-Có thể làm giảng viên tại các trường chuyên nghiệp có ngành Thú y, hoặc các cơ sở đào tạo Cao đẳng Chăn Nuôi, Trung cấp Chăn nuôi liên quan đến ngành học…
Địa chỉ đăng ký học tại:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837