Bạn có tin vào câu nói “nghề chọn người” hay không? Chẳng riêng gì nghề bếp mỗi ngành nghề đều có đặc thù riêng và người theo nghề phải có tố chất phù hợp mới có thể gắn bó phát triển với nghề. Vậy nếu bạn đang băn khoăn có nên học ngành kỹ thuật chế biến món ăn để làm đầu bếp thì hãy tham khảo 7 tố chất của người làm đầu bếp xem mình có phù hợp không nhé.
Tố chất của người làm đầu bếp: coi nấu ăn là sở thích
Tố chất này gần như được gọi là đam mê nấu nướng. Để nhận diện dấu hiệu của tố chất này hãy trả lời hai câu hỏi. Thứ nhất nhìn các món ăn bạn có thấy thích? Thích không chỉ vì nó ngon hợp khẩu vị mà vì cảm thấy món ăn đó “đẹp”. Câu hỏi thứ hai là khi gặp một công thức nấu ăn bạn sẽ note lại ngay và chờ cơ hội thử nấu chứ? Nếu cả hai câu hỏi trên đều cho câu trả lời là có thì bạn đã là người có đam mê nấu ăn rồi.
Người làm đầu bếp cần khéo léo và có mắt thẩm mỹ
Như chúng ta đã biết một món ăn được coi là ngon hoàn hảo khi nó hội tụ đủ hai yếu tố. Đó là đẹp về hình thức và ngon về nội dung. Tức là trông hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao cũng như hợp khẩu vị. Và muốn tạo ra được những món ăn như vậy người đầu bếp cần có sự khéo léo để nấu ngon. Song song với sự khéo léo là tính thẩm mỹ để “nấu đẹp”.
Nhạy cảm với mùi vị cũng là tố chất của người làm đầu bếp
Yếu tố quan trọng của một món ăn ngon đó là mùi vị. Một người làm bếp cần biết cân bằng mùi vị để tạo ra món ăn ngon. Đặc biệt trong ngành ẩm thực hiện nay yêu cầu về món ăn ngày càng cao. Vì thế, với nghề đầu bếp có khiếu về mùi vị chắc chắn sẽ là một lợi thế. Có thể năng khiếu của bạn không hoàn hảo xuất sắc nhưng bạn cần cảm nhận được độ chín, độ thơm, độ mặn, ngọt,… của món ăn cũng là đủ.
Tố chất của người làm đầu bếp là kiến thức và óc sáng tạo
Trên phạm vi thế giới có vô vàn quốc gia dân tộc. Mỗi quốc gia lại có một nét đặc trưng văn hóa ẩm thực riêng. Để học được hết sẽ là cả một quá trình rất dài. Tuy nhiên có kiến thức về kỹ thuật chế biến món ăn của một vài quốc gia sẽ là lợi thế lớn.
Óc sáng tạo cũng sẽ là tố chất của người làm đầu bếp cần có. Bởi nếu bạn đang nung nấu một ý tưởng kinh doanh với nghề bếp thì không thể thiếu óc sáng tạo. Điều gì khiến khách hàng đến quán của bạn mà không phải người khác? Phải chăng là vì món ăn hợp khẩu vị và thái độ phục vụ tốt. Nhưng họ ăn mãi cũng sẽ thấy chán. Lúc này óc sáng tạo cần phát huy, cần thay đổi vận dụng kiến thức chuyên ngành sáng tạo các món ăn mới hợp khẩu vị, ngon hơn, đẹp hơn. Dù không kinh doanh thì người làm đầu bếp cũng cần có tố chất này trong công việc.
Bản thân người làm bếp phải chịu được áp lực cao
Tuy không phải cạnh tranh về tài chính như những ngành nghề kinh tế. Nhưng nghề bếp cũng có nhiều áp lực không kém. Áp lực của nghề bếp đến từ đồng nghiệp, đến từ công việc, khách hàng,… Đầu bếp luôn phải đối diện với những áp lực không tên. Nhất là trong trường hợp khách đông, nguyên liệu thiếu, hay không kịp yêu cầu của khách,…. Càng nắm giữ những vị trí cao thì áp lực lại càng nhiều.
Bản thân bạn là người chăm chỉ, tỉ mỉ và cẩn thận
Công việc gì cũng như vậy, có chăm chỉ, tỉ mỉ và cẩn thân bạn mới có cơ hội thăng tiến. Nếu đã ở vị trí cao đức tính này sẽ giúp cấp dưới nể phục và cấp trên tin tưởng bạn hơn.
Sức khỏe tốt và có ý thức an toàn thực phẩm
Vấn đề an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Từ khâu tuyển chọn nguyên liệu đến chế biến đều phải đảm bảo hợp vệ sinh. Hơn nữa người đầu bếp cũng phải là người có sức khỏe tốt không mắc bệnh truyền nhiễm hay có khó khăn khi sử dụng tay chân.
Sau khi trường Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội liệt kê những tố chất của người làm đầu bếp. Bạn thấy mình có bao nhiêu điểm phù hợp với nghề rồi. Có đủ 7 tố chất này thì bạn và nghề bếp rất phù hợp đấy. Nắm bắt cơ hội việc làm bằng cách đăng ký học kỹ thuật chế biến món ăn ngay thôi. Còn nếu chưa có đủ hết mà chỉ có một vài điểm cũng đừng buồn. Niềm đam mê nghề bếp sẽ giúp bạn vượt qua tất cả thôi.
Địa điểm nhận thông tin tư vấn ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại:
Địa chỉ: Phòng 105, Tòa nhà Veispa, Số 220 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tư vấn: 0933 827 837 – 02432 97 96 96