Ở Việt Nam, ngành Công tác xã hội (CTXH) mới mở kể từ tháng 10 năm 2004. Từ đó đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép hơn 20 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành CTXH. Nghe thật khô khan, nhưng thật ra đây là một nghề vô cùng sôi động bởi vì bạn luôn phải giao tiếp với những con người đặc biệt trong xã hội.
Công tác xã hội là làm việc trong các lĩnh vực xã hội. Trong ngành CTXH đối tượng của ngành rất đa dạng. Họ có thể là người khuyết tật, trẻ mồ côi hay những người già neo đơn, người bị HIV… Cũng chính vì vậy ngành này không lo thất nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành CTXH có thể làm việc tại các trung tâm, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào tạo và hoạt động công tác trong nhiều lĩnh vực khá nhau.
Thực chất, đây là việc giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống, góp phần làm ổn định và tiến bộ xã hội. Các nước phát triển trên thế giới xem CTXH như một phần quan trọng của sự phát triển cộng đồng, phát triển xã hội và các nhân viên xã hội là người thực hiện trực tiếp.
Ngành công tác xã hội có vai trò quan trọng như vậy, hãy cùng Cao Đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiếu nhé.
Một ngành rất rộng
Nếu bạn quan tâm đến công việc này, bạn nên biết có rất nhiều lĩnh vực CTXH tuỳ theo vấn đề hay đối tượng khác nhau: CTXH đối với phát triển cộng đồng (giải quyết bền vững các vấn đề nghèo đói, trẻ em lang thang, người già cô đơn, tệ nạn xã hội…).
CTXH trong các lĩnh vực tệ nạn xã hội và tội phạm (Những người nghiện ma tuý, hoạt động mại dâm, người lớn và trẻ em làm trái pháp luật là đối tượng thường xuyên của chương trình phục hồi xã hội). Ngoài ra còn có CTXH đối với những người khuyết tật, người cao tuổi CTXH trong bệnh viện và trong trường học…
Cơ hội việc làm
– Các cơ sở, chương trình xã hội công lập, dân lập hay tư nhân, thuộc môi trường nông thôn hay thành thị.
– Các chương trình nghiên cứu xã hội, cải tiến dân sinh, quy họach đô thị, bảo vệ môi trường, chương trình tài trợ, hợp tác quốc tế và phát triển xã hội, phát triển cộng đồng của tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ.
– Giảng dạy hay trợ lý giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành công tác xã hội tại thực địa cho cán bộ xã hội bậc cao đẳng, trung sơ cấp…
Những kỹ năng để trở thành nhà công tác xã hội
Trước hết, người làm CTXH rất cần có khả năng giao tiếp tốt, hiểu và dễ thông cảm với con người. Ngoài ra, bạn rất cần tính kiên nhẫn nữa, bởi công việc này rất lâu dài, ít khi có được kết quả nhanh chóng. Điều tiếp theo là bạn cần có khả năng hoạt động trong nhiều môi trường.
Học Công tác xã hội ở đâu?
Khi theo học tại Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội, bạn sẽ được trang bị các kiến thức như: CTXH với cá nhân, CTXH nhóm, Tổ chức và phát triển cộng đồng, Những vấn đề xã hội và an sinh xã hội, quản trị ngành công tác xã hội, chính sách xã hội, xây dựng và quản lý dự án xã hội…
Bên cạnh đó là đội ngũ giảng viên giảng dạy có nhiều năm kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ là nơi chắp cánh cho ước mơ của bạn.
Địa chỉ đăng ký học công tác xã hội tại:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837