Home Hướng nghiệp Hành nghề công tác xã hội cần đáp ứng những yếu tố nào?

Hành nghề công tác xã hội cần đáp ứng những yếu tố nào?

0
3,562

Công tác xã hội là làm việc trong các lĩnh vực xã hội. Trong ngành CTXH đối tượng của ngành rất đa dạng. Họ có thể là người khuyết tật, trẻ mồ côi hay những người già neo đơn, người bị HIV… Cũng chính vì vậy ngành này không lo thất nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành CTXH có thể làm việc tại các trung tâm, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào tạo và hoạt động công tác trong nhiều lĩnh vực khá nhau. Đối tượng đa dạng nơi làm việc cũng đa dạng, vì vậy nhân viên CTXH phải là những người có chuyên môn.

Công tác xã hội là một nghề

Vậy hành nghề công tác xã hội cần có những yếu tố nào? Hãy cùng Cao Đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiếu nhé.

Nắm vững kiến thức

– Những kiến thức cơ bản về tâm lý học, xã hội học, các lí thuyết và mô hình công tác xã hội; các phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp; kiến thức bổ trợ và ứng dụng vào việc phân tích, xây dựng kế hoạch, hỗ trợ thực hiện và lượng giá tiến trình giải quyết vấn đề.

– Trang bị những kiến thức cơ bản, hệ thống về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Về kỹ năng

Người học khi tốt nghiệp, bước đầu có những năng lực cơ bản sau:

– Sử dụng được các kĩ năng công tác xã hội cá nhân, nhóm vào việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp các cá nhân, gia đình và nhóm để giúp họ tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu của mình;

– Có kĩ năng đánh giá, phát hiện các vấn đề trong cộng đồng, huy động nguồn lực phát triển cộng đồng, tham gia quản lí và thực hiện các dự án phát triển cộng đồng.

– Phát triển kĩ năng vận động và tham gia gia xây dựng chính sách xã hội và các chính sách có liên quan;

– Có kỹ năng nghiên cứu, đánh giá chính sách, mô hình giúp đỡ

– Có kĩ năng phân tích, đánh giá, áp dụng mô hình tiếp cận phục vụ cho phát triển nghề nghiệp (giảng dạy, kiểm huấn).

– Có kĩ năng giao tiếp, tuyên truyền vận động và huy động các phương tiện truyền thông đại chúng phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội…

Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm ở những vị trí như:

– Các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương tới địa phương

– Các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng khác nhau thuộc các lĩnh vực y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… và các trung tâm hỗ trợ đối tượng yếu thế của Nhà nước (Trung tâm bảo trợ xã hội, Các mái ấm, Nhà tình thương…)

– Có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội trong các Công ty, Trung tâm làm dịch vụ tư vấn, tham vấn tâm lý.

– Có thể tư vấn, hỗ trợ cho các nhà quản lý lãnh đạo tham mưu, giám sát quá trình thực hiện chính sách cho các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

Công tác xã hội là một nghề

– Làm công tác giảng dạy chuyên ngành công tác xã hội tại các trường chính trị tỉnh, thành phố, ngành, đoàn thể, các trung tâm giáo dục chính trị xã hội, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước…

Địa chỉ đăng ký học ngành Công tác xã hội tại:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837

 

Xem thêm bài viết liên quan

Đọc thêm bài viết

Hồ Sơ Đăng Ký Xét Tuyển Cao Đẳng Nấu Ăn Năm 2023

Trong thời điểm này đã có nhiều thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh Cao đẳng Nấu Ăn và …