Nghề thú y là những công việc nhằm phát hiện điều trị, và phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi và chim thú hoang . Đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Do vậy nghề thú y có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ vật nuôi gắn liền với phát triển chăn nuôi . Số lượng vật nuôi càng tăng thì nghề thú y cũng phát triển.
Cùng với sự phát triển của loài người, các kỹ thuật chăn nuôi và bảo vệ vật nuôi cũng ngày càng đổi mới, giúp những người làm nghề thú y hoạt động có hiệu quả hơn trong chuẩn đoán, và phòng trị các bệnh vật nuôi, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Vậy hành nghề bác sĩ thú y cần nắm vững những kỹ năng nào? Hãy cùng Cao Đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiểu nhé.
Những kỹ năng cơ bản
Quá trình đào tạo bác sĩ thú y có năng lực chuyên môn về thú y, bao gồm thực hiện các thao tác như: chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hóa chất, vaccin phòng trị bệnh cho chăn nuôi; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kiến thức về tiếp thị, giao tiếp; có kiến thức về một số ngành liên quan gần như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thủy sản, trồng trọt; có thể đọc tài liệu chuyên ngành tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; có trình độ tiếng Anh…
Bác sĩ thú y có các kỹ năng như: nắm vững kỹ thuật phòng thí nghiệm liên quan chăn nuôi hoặc thú y; tự thiết kế, thực hiện thí nghiệm chuyên ngành;nắm vững và thực hiện pháp lệnh thú y, chỉ đạo thực hiện các quy trình phòng, chống bệnh, kiểm soát động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, kiểm soát sát sinh, kiểm tra theo quy định luật pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất vắc-xin và dược phẩm thú y…
Việc làm sau khi ra trường
Bác sĩ thú y có thể làm việc tại cơ quan thú y, các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái…
Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin…
Địa chỉ đăng ký học tại:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837