Home Uncategorized Các doanh nghiệp nên cắt bỏ những khoản chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?

Các doanh nghiệp nên cắt bỏ những khoản chi phí nào để tối ưu hóa lợi nhuận?

0
1,153

Khi đã kinh doanh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong thu  về lợi nhuận. Và để làm được điều đó không ít doanh nghiệp đã cắt giảm chi phí để tối ưu hóa lợi nhuận. Thế nhưng việc cắt giảm này cũng gây ra những hậu quả nặng nề. Cho nên, cắt giảm chi phí thế nào cho hiệu quả, hợp lý là điều doanh nghiệp cần phải cân nhắc. 

Một số chính sách cắt giảm thường gặp

+ Cắt giảm nhân sự

Khi một doanh nghiệp quyết định giảm số lượng nhân sự thì nên xác định vị trí nào cần cắt giảm và cần cắt giảm ai, những ai cần giữ. Đồng thời, doanh nghiệp có những chính sách hợp lý để giữ và củng cố tinh thần cho đối tượng này để họ không lo lắng về tương lai của mình. Mặt khác, khi giảm số lượng nhân sự thì doanh nghiêp cần đầu tư thêm trang thiết bị hỗ trợ và đào tạo đội ngủ ở lại để đảm bảo năng suất.

+ Cắt giảm và phân loại khách hàng

Khách hàng chính là người duy trì hoạt động của công ty, nên không doanh nghiệp nào muốn cắt giảm cả. Tuy nhiên, trên thực tế không phải khách hàng nào cũng mang lại giá trị, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần cân nhắc suy nghĩ và mạnh dạn cắt bỏ. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phần mềm quản trị quan hệ khách hàng để tiện theo dõi khách hàng.

Giải pháp giúp doanh nghiệp cắt giảm chi phí hiệu quả

Để nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả đặt ra, các doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp tốt nhất. Một số giải pháp dành cho doanh nghiệp như:

  • Xác định rõ ràng các bước cần thiết trước khi tiến hành cắt giảm chi phí. Vấn đề kiểm soát được các chi phí là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý. Việc kiểm soát được sẽ nâng cao hiệu quả làm tăng lợi nhuận.
    Xác định đâu là chi phí không cần thiết và không tạo ra giá trị gia tăng. Từ đó, cần cắt giảm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất.
  • Sử dụng các mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và doanh số bán hàng để khích lệ sự cần thiết. Đồng thời, gắn kết với hoạt động quản lý chi phí theo định hướng tăng trưởng bền vững.
  • Thường xuyên rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa các mục tiêu cắt giảm chi phí cho phù hợp với thực tế chi phí hiện tại và các chiến lược kinh doanh cụ thể.
  • Xây dựng những điều kiện thích hợp cho việc cắt giảm chi phí hiện tại.
  • Các nhà quản lý cần phối hợp với nhau, thống nhất đưa ra những giải pháp tối ưu và mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí phải do các nhà quản lý cấp cao đề ra.

Phần mềm kế toán sẽ giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt chi phí của chính doanh nghiệp mình để cắt giảm những khoản không cần thiết một cách hiệu quả.

Xem thêm bài viết liên quan

Đọc thêm bài viết

Quan niệm nghề nghiệp sai lầm trong quá trình tìm kiếm việc làm

Thực tế hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ có những quan niệm sai lầm trong quá trình tìm kiếm…