Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người khuyết tật

Công tác xã hội là ngành học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người khuyết tật? Những chia sẻ sau đây sẽ giải thích về vai trò của họ.

Theo quy định người khuyết tật (NKT) là ai?

Pháp Lệnh của Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội số 06/1998/PL-UBTVQH10 ngày 30-07-1998 về Người Tàn Tật. Định nghĩa NKT không phân biệt nguồn gốc gây ra khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động từ 41% trở lên (được Hội đồng y khoa có thẩm quyền xác định) khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn (hồ sơ, thủ tục giám định y khoa áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư 34/TT-LB ngày 29/12/1993 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế). Theo tổ chức Y Tế Thế Giới thống kê, khoảng 10% dân số là NKT. Trong đó Việt Nam ta có hơn 8 triệu trực tiếp bị ảnh bởi những vấn đề liên quan đến khuyết tật.

Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người khuyết tật là gì?

Hỗ trợ tâm lý, tiếp cận dịch vụ y tế cho NKT

Nhân viên công tác xã hội (NVXH) có vai trò cung cấp cho NKT và gia đình họ nhiều loại dịch vụ hỗ trợ. Hỗ trợ tâm lý, giúp NKT có thể tiếp cận các dịch vụ y tế và xã hội hoặc các tổ chức liên quan đến nhu cầu của họ.

Những đánh giá ban đầu của NVXH cũng sẽ là cơ sở cho những hỗ trợ về sau. NVXH cần đánh giá về: sức mạnh; nguồn lực; những hỗ trợ sẵn có như hành vi trong quá khứ  họ đã sử dụng để ứng phó với hoàn cảnh, sự hỗ trợ từ gia đình, mức độ học vấn, việc làm, sở thích, hoàn cảnh kinh tế,… Người NVXH cũng phải hiểu được cảm xúc và phản ứng của thân chủ đối với sự khuyết tật hiện tại. Những ảnh hưởng của sự khuyết tật đối với bản thân và gia đình của NKT. Tác động của sự khuyết tật đến vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, và cả những rắc rối cá nhân hay vấn đề xã hội khác.

Làm công tác xã hội với người khuyết tật, NVXH phải cung cấp cho nhân viên y tế những thông tin liên quan đến tâm lý của NKT. Tư vấn cho NKT và gia đình, giúp họ lập kế hoạch cá nhân và sử dụng tối đa những nguồn hỗ trợ nội lực và ngoại lực có sẵn.

Cung  cấp cho NKT kỹ năng sống

Sống quá lâu trong một môi trường chỉ toàn “tàn tật” nên NKT ít có cơ hội học tập và phát triển. Vì vậy đại đa số NKT rất thiếu hụt kỹ năng sống. Vì vậy, NVXH đóng vai trò của nhà giáo dục, giúp NKT phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết.

Tuyên truyền với những người khác giúp đỡ NKT

NVXH phải giúp cho các thành viên khác trong xã hội hiểu rõ hơn về NKT và bản chất của sự khuyết tật để xã hội có cái nhìn đúng về NKT. Từ đó nhìn nhật ra sự thiếu công bằng cơ hội mà họ luôn gặp phải. Tác động đến những người, tổ chức liên quan đến việc phát triển các chính sách, chương trình phát triển xã hội để họ bao gồm sự tham gia của NKT vào quá trình ra quyết định. NKT cũng sẽ tham gia giám sát và đánh giá việc thực hiện những quyết định liên quan đến cuộc sống của chính họ.

NKT là đối tượng rất cần được quan tâm của xã hội. Công tác xã hội với người khuyết tật cũng cần được đẩy mạnh. Vì thế ngành công tác xã hội đóng  một vai trò hết sức quan trọng.