Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

Tố chất cần có khi theo đuổi nghề Bảo vệ thực vật

Ngành bảo vệ thực vật là ngành đào tạo các kiến thức về cây trồng: đất, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, đặc biệt đi sâu vào các kiến thức về sâu, bệnh hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng…

Người làm nghề bảo vệ thực vật chuyên nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Người hành nghề phải có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tùy theo tình hình cụ thể, có tư duy sáng tạo có lương tâm nghề nghiệp có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe đảm bảo để làm việc trong các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, trong các mạng lưới chuyên ngành bảo vệ thực vật các cấp…

Một số công việc quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật

– Nhận dạng và giám định dịch hại như: sâu hại, bệnh hại, nhện hại, cỏ hại, ốc hại, chuột hại…

– Điều tra dự tính dự báo dịch hại: sâu hại, bệnh hại, dịch hại

– Điều tra nhận dạng sinh vật có ích: côn trùng, vi sinh vật, nhện và một số sinh vật có ích khác.

– Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lương thực: lúa, ngô, khoai lang, sắn

– Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây ăn quả: xoài, nhãn, sầu riêng, vải, dứa, thanh long, đu đủ, chuối, vú sữa, ổi…

– Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây công nghiệp: cao su, cà phê, chè, dừa, đỗ tương, lạc, mía, điều, tiêu, bông vải…

– Quản lý dịch hại tổng hợp trên rau màu: bắp cải, cà chua, dưa hấu, ớt cay, đậu cô ve, đậu đũa, khổ qua, bầu bí…

– Quản lý dịch hại tổng hợp trên hoa, cây cảnh và cỏ: phong lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa huệ, hoa mai, cây cảnh cổ, cây cảnh bonsai, cây cảnh thú, sinh thái, cây xanh công viên, cây xanh đô thị, cỏ công viên, cỏ sân golf, cỏ sân bóng, cỏ chăn nuôi…

– Sử dụng và bảo quản trang thiết bị dùng trong Bảo vệ thực vật: trang thiết bị bảo hộ lao động; thiết bị xử lý thuốc; Cân, đong, đo thuốc bảo vệ thực vật, mẫu dịch hại…

– Sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật: Tính nồng độ, liều lượng thuốc; Chọn lựa, phối hợp thuốc; Các biện pháp xử lý thuốc; Sử dụng thuốc trừ sâu – bệnh; Sử dụng thuốc trừ ốc, chuột, cỏ, nhện; Bảo quản thuốc; Sơ cứu khi ngộ độc thuốc…

– Khảo nghiệm và kiểm định thuốc: bố trí thí nghiệm, thu thập và xử lý số liệu, phân tích chất lượng thuốc, phân tích dư lượng…

Tố chất cần có khi theo đuổi nghề Bảo vệ thực vật

– Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên

– Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng

– Có khả năng nhớ tên và phân loại các loài động thực vật

– Thu thập hay nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của thiên nhiên

– Giỏi các môn tự nhiên như sinh học, hóa học, địa lý…

Địa chỉ đăng ký học tại:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837