Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

Theo học ngành Công nghệ thông tin, sinh viên được học những gì?

Công nghệ thông tin là một thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Nói nôm na, đây là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin thường phân chia thành 5 chuyên ngành phổ biến, gồm: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Trong đó, hai ngành đang "hot" nhất hiện nay và trong tương lai đó là Kỹ thuật phần mềm và An toàn thông tin.

Nhiều bạn đăng ký học ngành này nhưng lại không biết mình phải học những gì, hãy cùng Cao đẳng Hùng Vương Hà Nội tìm hiểu nhé.

Những tố chất cần thiết của sinh viên để theo học ngành CNTT?

Điều quan trọng nhất theo tôi là các bạn trẻ cần có đam mê và niềm yêu thích đối với công nghệ. Ngoài ra, các bạn giỏi về các môn khoa học tự nhiên, có tư duy logic, thích tìm tòi sáng tạo, làm nên cái mới sẽ là ứng viên vô cùng phù hợp với ngành học này.

Khi theo ngành này thì sinh viên sẽ được học những gì?

Tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những giáo trình thú vị khác nhau. Ví dụ, đối với ngành Kỹ thuật phầm mềm tại ĐH FPT, sinh viên sẽ được học các nhóm kiến thức như:

– Kiến thức căn bản về CNTT

– Quy trình phát triển phần mềm, từ phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như các ứng dụng CNTT theo xu hướng SMAC của thế giới.
(SMAC: viết tắt của Social – Mạng xã hội, Mobility – Di động, Analytics – Phân tích dữ liệu, Cloud – Điện toán đám mây).

– Ngoài ra, sinh viên có tối thiểu một học kỳ được học tập và đào tạo thực tế tại các công ty phần mềm có tiếng trong nước, có cơ hội học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành.

Cơ hội việc làm

Đối với ngành kỹ thuật phần mềm, sinh viên ra trường có thể làm các công việc như lập trình viên, Kĩ sư cầu nối, kiểm thử phần mềm, đảm bảo chất lượng phần mềm, Quản trị dự án, Giám đốc kỹ thuật…

Đối với ngành An toàn thông tin, sinh viên ra trường có thể lựa chọn các công việc như Chuyên viên quản trị bảo mật máy chủ và mạng, Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn, Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống, Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin, Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin, Chuyên gia phân tích mã độc và ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính…

Địa chỉ đăng ký học tại phòng tuyển sinh:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837