Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

Công tác xã hội – Nghề triển vọng

Nghề công tác xã hội (CTXH) thực chất là việc giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong cuộc sống, góp phần làm ổn định và tiến bộ xã hội. Ở các nước phát triển trên thế giới xem CTXH như một phần quan trọng của sự phát triển cộng đồng, phát triển xã hội và các nhân viên xã hội là người thực hiện trực tiếp.

Nhu cầu thị trường

Công tác xã hội chuyên nghiệp hướng đến thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội, đặc biệt ở khía cạnh phát triển con người và xã hội. Do đó, nghề công tác xã hội đóng vai trò vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an sinh xã hội và đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội.

Ở Việt Nam, theo ước tính Nghề công tác xã hội Việt Nam, trung bình cứ 1.000 dân cần có 1 nhân viên công tác xã hội, 500 dân phải có 1 nhân viên bán chuyên nghiệp. Như vậy, với số lượng hơn 90 triệu dân, Việt Nam cần tới 90.000 nhân viên Công tác xã hội và khoảng 180.000 người làm bán chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội của người dân trong các lĩnh vực sức khỏe, y tế, giáo dục, xã hội, bảo trợ trẻ em, dịch vụ gia đình và cộng đồng….là rất lớn.

Triển vọng của nghề

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể làm việc ở hầu hết các lĩnh vực và môi trường có nhu cầu về cải thiện và hỗ trợ tâm lý – xã hội. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc như một nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp chuyên về bảo trợ trẻ em, Công tác xã hội học đường, tham vấn, chính sách xã hội và an sinh xã hội, dịch vụ gia đình, phát triển cộng đồng…ở các môi trường sau:

-Các trung tâm Công tác xã hội từ Trung ương đến cơ sở;

-Các bệnh viện và phòng khám y tế;

-Trường học và các cơ sở giáo dục khác.

-Tổ chức công đoàn trong các Doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân;

-Các trung tâm bảo trợ xã hội các cấp

Sở Lao động – Thương binh – Xã hội

-Các tổ chức phi chính phủ;

-Các tổ chức hỗ trợ người di cư, người nhập cư;

-Trung tâm/Cơ sở cung cấp các dịch vụ Công tác xã hội tư nhân;

-Trường, Viện có nghiên cứu và đào tạo Công tác xã hội…

Kỹ năng để trở thành nhà công tác xã hội

Trước hết, người làm CTXH rất cần có khả năng giao tiếp tốt, hiểu và dễ thông cảm với con người. Đối tượng trực tiếp làm việc của bạn đa số là những con người lệch chuẩn. Bạn rất cần tính kiên nhẫn nữa, bởi công việc này rất lâu dài, ít khi có được kết quả nhanh chóng. Điều tiếp theo là bạn cần có khả năng hoạt động trong nhiều môi trường.

Địa chỉ đăng ký học tại:
Phòng 105, Nhà Viespa – Số 220, Đường Láng, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại: 02432.97.96.96 – 0933. 827.837