Cao Đẳng Kinh Tế Công Nghệ Hà Nội

Bắt đầu học Quản trị mạng – An ninh mạng từ đâu?

Hiện nay ngành Quản trị mạng – An ninh nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ. Vậy học ngành này sẽ phải làm những công việc gì? Cơ hội việc làm ra sao? Các bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Quản trị mạng là gì?

Quản trị mạng được định nghĩa là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu định ra.

Trên thực tế, tùy theo quy mô của tổ chức, doanh nghệp mà công việc của người quản trị mạng sẽ khác nhau. Thông thường, trong các công ty vừa và nhỏ thì các kỹ sư quản trị mạng sẽ vừa hỗ trợ người dùng, vừa quản trị hệ thống mạng, hạ tầng mạng và một phần an toàn, bảo mật. Trong khi đó, nếu được làm tại các công ty với quy mô lớn, người làm quản trị mạng được phân công một công việc cụ thể như quản trị mạng chuyên về bảo mật, chuyên về thiết kế mạng hay chuyên về bộ phận theo dõi, giám sát, vận hành máy chủ.

Người quản trị hệ thống mạng phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.

Định hướng phát triển nghề quản trị mạng ở Việt Nam

Hiện nay, ứng dụng CNTT hiệu quả trong các hoạt động quản lý, kinh doanh bởi chúng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng đầu tư mạnh vào hệ thống mạng và dịch vụ phần mềm. Tuy nhiên, công việc của mỗi chuyên viên Quản trị mạng khác nhau tùy thuộc vào mô hình doanh nghiệp.

Tại những doanh nghiệp lớn như ngân hàng hay tập đoàn bảo hiểm, hàng không, viễn thông hoặc các công ty thương mại điện tử thì hầu hết sẽ có một phòng Quản trị mạng lên tới hàng tram nhân viên. Công việc của quản trị mạng đa dạng, được phân cấp và liên quan đến máy tính, hạ tầng, hệ thống dịch vụ mạng, quản lý máy chủ, bảo mật và an ninh mạng.

Còn ở các công ty quy mô vừa thường chỉ cần 4-5 nhân sự, sẽ đảm nhận các công việc như hỗ trợ người dùng, đề xuất mua sắm thiết bị, cài đặt mạng cho người dùng mới, xử lý và khắc phục các sự cố như đứt dây, nghẽn mạng, cấu hình tường lửa.

Các công ty nhỏ thì chỉ cần từ 1-2 người. Đối với mô hình công ty này thì người quản trị viên cần có kiến thức rộng về nhiều mảng khác nhau và chỉ cần xử lý ở mức có thể duy trì hoạt động của mạng được thông suốt trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Như vậy, nghề Quản trị mạng, thuận lợi nhiều, khó khăn cũng không ít. Nhưng nếu bạn thật sự có đam mê và biết chấp nhận thử thách thì đây là một ngành đáng được quan tâm. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào tìm được hướng đi phù hợp cho con đường sự nghiệp của mình.